Nhân khẩu Nội_Mông

Khu nhà mô phỏng các lều du mục (yurt) và trang phục truyền thống của người Mông Cổ tại Nội MôngChùa Đại Chiêu ở Hohhot, được xây dựng từ năm 1579
Tôn giáo tại Nội Mông (2005-2010)
Tín ngưỡng truyền thống Trung HoaShaman giáo Mông Cổ
  
80%
Phật giáo Tây Tạng
  
10.9%
Tôn giáo khác
  
2.35%
Kitô giáo
  
3.2%
Hồi giáo
  
0.91%

Khi thành lập khu tự trị Nội Mông Cổ vào năm 1947, người Hán đã chiếm 83,6% tổng dân số, trong khi người Mông Cổ chiếm 14,8%.[28] Đến năm 2000, tỷ lệ người Hán giảm xuống còn 79,17%. Khu vực Hà Sáo dọc theo Hoàng Hà từ xa xưa đã có sự xen kẽ giữa những người nông dân ở phía nam và dân du mục ở phía bắc, những thế hệ người Hán nhập cư gần đây bắt đầu từ thế kỷ XVIII với sự khuyến khích của nhà Thanh và tiếp tục cho đến thế kỷ XX. Người Hán sinh sống chủ yếu tại vùng Hà Sáo cũng như các trung tâm dân cư khác ở trung và miền đông Nội Mông Cổ.

Người Mông Cổ là nhóm dân tộc đông thứ hai tại Nội Mông, chiếm khoảng 17% dân số. Họ bao gồm nhiều bộ tộc nói tiếng Mông Cổ khác nhau; các nhóm như người Buryatngười Oriat cũng được chính thức coi là người Mông Cổ tại Trung Quốc. Nhiều nhóm người Mông Cổ du mục truyền thống nay đã định cư và hình thành các xã hội nông thôn và tập thể hóa từ thời Mao Trạch Đông.

Các dân tộc khác là Daur (Đạt Oát Nhĩ), Evenk (Ngạc Ôn Khắc), Oroqin (Ngạc Xuân Luân), Hồi, MãnTriều Tiên.

Ngôn ngữ

Người Hán tại Nội Mông Cổ khá đa dạng về phương ngữ và tùy thuộc theo vùng. Phần phía đông nói phương ngữ Đông Bắc, còn khu vực miền trung, như thung lũng Hoàng Hà, sử dụng tiếng Tấn, một phương ngữ khác của Quan thoại, do có vị trí gần các khu vực nói tiếng Tấn tại Trung Quốc như tỉnh Sơn Tây. Các thành phố như HohhotBao Đầu đều nói tiếng Tấn và thỉnh thoảng không hiểu các phương ngữ khác được sử dụng ở khu vực Đông Bắc của khu tự trị như là ở Hailar.

Người Mông Cổ tại Nội Mông Cổ nói nhiều phương ngữ khác nhau của tiếng Mông Cổ, bao gồm Chahar, Bairin, Ordos, Ejin-Alxa, Barghu-BuryatTiếng Mông Cổ chuẩn tại Trung Quốc là phương ngữ Chahar của kỳ Chính Lam ở miền trung Nội Mông Cổ. Điều này khác biệt với tiếng Mông Cổ tại Mông Cổ, vốn lấy phương ngữ Khalkha làm chuẩn. Người người Daur, EvenkOroqin nói các ngôn ngữ tương ứng của dân tộc mình.

Theo luật, tất cả các ký hiệu đường phố, cửa hàng thương mại và các văn bản chính quyền đều được thể hiện bằng song ngữ Mông Cổ và Hán. Hiện có ba kênh truyền hình tiếng Mông Cổ của mạng Truyền hình vệ tinh Nội Mông Cổ. Gần đây, điều này cũng áp dụng cho các phương tiện giao thông công cộng, và tất cả các cáo thị đều viết bằng song ngữ. Nhiều người Mông Cổ, đặc biệt là giới trẻ hiện có thể nói tiếng Trung lưu loát, và tiếng Mông Cổ đang dần trở nên vắng bóng trong cuộc sống thường nhật tại các khu vực đô thị. Tuy vậy, người Mông Cổ ở khu vực nông thôn vẫn duy trì các truyền thống văn hóa của mình. Về chữ viết, Nội Mông Cổ vẫn sử dụng chữ cái Mông Cổ truyền thống trong khi nước Mông Cổ độc lập ngày nay sử dụng bảng chữ cái Kirin.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nội_Mông http://www.nmgnews.com.cn/news/article/20030922/20... http://d.wanfangdata.com.cn/Periodical_nmgsfdxxb-z... http://intonmg.nmg.gov.cn/channel/zjnmg/col6675f.h... http://www.nmg.gov.cn http://www.stats.gov.cn/english/PressRelease/20190... http://www.gov.cn/test/2012-04/05/content_2107027.... http://www.docin.com/p-43859956.html http://books.google.com/books?id=mhJY7VgEWTUC&pg=P... http://www.nmglxs.com/web/artc/1166.html http://news.sohu.com/20070311/n248644253.shtml